Home » , , » Núi Vọng Phu (Thanh Hóa): Biểu tượng chung thủy của người phụ nữ

Núi Vọng Phu (Thanh Hóa): Biểu tượng chung thủy của người phụ nữ

Đến Thanh Hóa, bạn sẽ thấy trên đỉnh núi Nhồi một cột đá đứng sững cao khoảng 20m giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn Vọng Phu. Thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 3km về phía Tây Nam, nay là phường An Hoạch, Thành phố Thanh Hóa, hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá.

nét đẹp Thanh Hóa, vẻ đẹp Việt Nam


Núi Vọng Phu là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữa đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thuỷ chờ chồng đến hoá đá. Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời, bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn. Hai khối đá này tương tự hình người, từ xa khoảng 50km vẫn còn trông rõ hình tượng người mẹ hóa đá đang bồng đứa con, phóng tầm mắt ra biển khơi mong chờ người chồng trong vô vọng.

Tương truyền có 2 vợ chồng trẻ sanh được 1 đứa con gái 4 tuổi, một hôm người chồng bàn với vợ rằng ở trên núi cao có cây dó là đất đai của Bà Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc) rất linh thiêng, chàng muốn lên đó để tìm của kỳ nam mang về bán làm chút vốn làm ăn hầu thay đổi cuộc sống lam lũ hiện tại. Ðược vợ đồng ý chàng sửa soạn hành lý, trên lưng địu một gùi lương khô, tay cầm rìu, rựa, miệng ngậm ngãi từ biệt vợ con ra đi. Nhưng ngày qua tháng lại... chẳng thấy chàng trở về, hai mẹ con chiều chiều dắt nhau lên đầu núi ngóng trông rồi hóa đá thành núi Mẫu Tử.

Một tương truyền khác nói rằng ngày xưa có 2 vợ chồng tiều phu hiếm muộn đã đi cầu tự khắp các đền chùa, cuối cùng sinh được 1 cô gái dễ thương và qua năm sau sinh tiếp 1 cậu trai kháu khỉnh. Một ngày nọ 2 chị em róc mía ăn và tranh giành với nhau. Sao đó, đứa em lỡ tay làm trúng 1 dao lên đầu chị máu ra lai láng... vì sợ quá nên bỏ nhà trốn biệt. Cha mẹ tìm mãi vẫn không thấy con đâu, buồn khổ rồi qua đời, bỏ lại cô con gái chỉ có 1 mình bơ vơ nên cũng bỏ xứ ra đi. Ðứa em trai từ lúc bỏ chạy tới mé biển gặp một chiếc thuyền buôn, xin theo và sống rày đây mai đó... về sau trở thành một thương nhân khá giả. Một hôm chạnh lòng nhớ cố hương mới tìm đường trở về quê cũ, nhưng chẳng còn ai nên cũng bỏ ra đi. Ði đến một thung lũng chàng gặp một cô gái, 2 người thương nhau rồi kết thành vợ chồng sanh được 1 bé gái xinh đẹp gia đình sống rất đầm ấm hạnh phúc. Một hôm người vợ ngồi gội đầu... người chồng nhìn thấy 1 vết sẹo trên đầu vợ mới hỏi nguyên do, nàng thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện... Chàng chết điếng khi biết người đầu ấp tay gối bấy lâu nay chính là chị ruột của mình nên đau khổ bỏ đi. Nàng chẳng hiểu vì sao... mới nhờ người tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng thấy tăm hơi, cuối cùng bồng con lên núi ngóng trông rồi hóa thạch thành núi Mẹ Bồng Con.

Một huyền thoại khác kể rằng ngày xưa có một "chàng tuồi trẻ vốn dòng hào kiệt " yêu một cô gái nết na, xinh đẹp nhất vùng. Họ kết duyên với nhau và sống quấn quít bên nhau rất hạnh phúc, nàng dệt cửi quay tơ, chàng dùi mài kinh sử chờ ngày ra Kinh Ðô ứng thí. Khi nàng sanh được 1 đứa con gái xinh xắn thì quân giặc tràn đến xâm lấn cõi bờ. Chàng trai đành xếp bút nghiên, từ tạ người vợ trẻ lên đường ra biên ải rồi hy sinh ngoài chiến địa. Ở quê nhà nàng chinh phụ ôm con đợi chờ rồi hóa đá thành núi Vọng Phu, những giọt lệ của nàng rơi xuống hóa thành sông, có tên là sông Cái chảy vào sông Dinh để ra biển.

nét đẹp Thanh Hóa, văn hóa Việt Nam

Hình ảnh núi Vọng Phu cũng vì thế mà trở thành biểu tượng đẹp, thành đề tài trong các câu hát dân gian xưa cũng như trong những sáng tác văn chương nhạc hoạ của các nghệ sĩ sau này.

Bao năm đâu quản gió mưa,
Bồng con đứng đợi vẫn chưa thấy về,
Thời gian phai xóa lời thề,
Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm.

(Bình Nguyên Lộc)

Hay :

Bồng con ngồi dựa trên non
Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông

Riêng những người đi biển thì lại có cách nhì khác, họ đã thánh hóa nàng Vọng Phu thành một Nữ Thần luôn giúp đỡ họ trong cuộc hành trình:

Lạy Bà, Bà cả gió đông
Cho thuyền tôi chạy cho chồng Bà lên
Lạy Bà, Bà nổi gió nồm
Chồng Bà ở Quảng giong buồm theo vô

Bonus: Người đàn bà hóa đá (Bức Tường)

Nguồn: Tổng hợp

0 comments:

Post a Comment