Home » , » Trống Đồng Đông Sơn - Phân loại trống

Trống Đồng Đông Sơn - Phân loại trống

trống đồng đông sơn, văn hóa việt nam
Trống Đồng Đông Sơn

Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống:

Nhóm A
Tiểu nhóm A1
Gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.
Đặc điểm:
Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo
Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
Hoa văn:
Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa

văn hóa việt nam, việt cổ, trống đồng đông sơn
Một góc bề mặt Trống Đồng Ngọc Lũ
Tiểu nhóm A2
Gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình.
Đặc điểm:
Giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay dổi, nhưng trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đươi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình bò hay hình chim.
Hoa văn:
Hoa văn chủ đạo là hoạ tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa.
Nhóm B
Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn II, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh
Đặc điểm:
Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một ít là hình sao 8 cánh và 10 cánh.
Vành chim trên mặt trống thường khắc 4 con, một vài trống là 6 con.
Hoạ tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song.
Nhóm C
Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún.
Đặc điểm:
Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình quả trám và hoa văn có hình trâm.
Ngoài ra còn có nhiều trống minh khí có kích thước nhỏ, trên trống lại có rất ít hoa văn trang trí nên không được đưa vào hệ thống phân loại trên.
Tháng 8 năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn xuất lộ với nhiều hoạt động trưng bày hiện vật, trong đó có việc trưng bày các loại trống đồng Đông Sơn.

Bài viết tham khảo khác:

0 comments:

Post a Comment